Giảm giá!

Cổ Văn Trung Quốc (Từ Tiên Tần Đến Minh) – Nguyễn Hiến Lê

299.000 

Cổ Văn Trung Quốc (Từ Tiên Tần Đến Minh)

Soạn giả: Nguyễn Hiến Lê
NXB Tao Đàn 1965
482 Trang

 

Mô tả

Cổ Văn Trung Quốc (Trọn Bộ) Soạn giả: Nguyễn Hiến Lê NXB Tao Đàn 1965 482 Trang
Cổ Văn Trung Quốc (Trọn Bộ) Soạn giả: Nguyễn Hiến Lê NXB Tao Đàn 1965 482 Trang

Lời mở đầu

Nghĩa tiếng cổ văn.

Tiếng cổ văn của Trung Hoa có ba nghĩa:

— nghĩa thứ nhất là văn tự thời thượng cổ (thượng cổ chỉ văn

tự dã: Từ Nguyên), như trong câu: « Tuyên Vương thái sử Trứu trước

đại triện thập ngũ thiên, dữ cổ văn hoặc dị» (Thuyết văn tự): Thời

vua Tuyên Vương nhà Chu, viên thái sử là Trứu sáng tác mười lăm

thiên chữ đại triện, (chữ đại triện đó) có chỗ khác với cổ văn (tức với tự).

 

Theo các nhà khảo cổ gần đây thì văn tự Trung Hoa đã có từ đời Thương (|783 —= 1135 trước Tây lịch), mới đầu chữ khắc lên mu rùa, xương loài vật, hoặc trên đồ đồng, lối chữ đó là cổ văn, Tới đời Chu, thái sử Trứu sửa đồi, thành lối chữ đại triện, (có lẽ đề cho dễ khắc lên thẻ tre hoặc miếng gỗ); rồi tới đời Tần, Lý Tư lại sửa đổi một lần nữa đề dễ viết trên lụa, thành lối chữ tiều triện, Từ đó lối đại triện cũng gọi là cổ văn, lối tiều triện gọi là kim văn; vi vậy mà bộ kinh Thư do Lỗ Cung Vương, con Cảnh Đế, tìm được trong vách nhà cũ của Khồng Tử, gọi là Thư cổ văn, còn kinh Thư của các bác sĩ nhà Tần truyền lại gọi là Thư kim văn,

— từ nghĩa thứ nhất là cổ tự đó, chuyển qua nghĩa thứ nhì trỏ những sách cổ từ đời Chu trở về trước, như trong câu này ở bài Tự tự của Thái sử công (Tư Mã Thiên): ‹ Niên thập tuế tụng cổ văn:: năm mười tuồi đọc sách cổ.

— nghĩa thứ ba khác hẳn hai nghĩa trên, không trỏ một lối chữ, một loại sách mà trỏ một văn thể, viết cần cho xuôi, không cần đối và kêu như biền văn đời Lục Triều. Hiểu theo nghĩa này thì cồ văn cũng như tản văn, sở dĩ người đầu tiên đề cao nó — Hàn Dũ đời Đường — gọi nó là cổ văn vì thế vấn đó thịnh ở thời cổ, từ Hán trở về trước, không như thế biền văn mới thịnh từ đời Lục Triều, sau đời Hán (coi phong trào phục cổ của Hàn Dũ ở đoạn sau).

Nghĩa tiếng cổ văn trong cuốn này.

Nhưng trong tuyển tập này chúng tôi không dùng tiếng cổ văn theo nghĩa của Hàn Dũ, mà dùng theo một nghĩa rộng hơn để trỏ tất cả các thể văn, cả biền lẫn tản, trừ tuồng và tiều thuyết, viết từ đời Minh trở về trước. Nghĩa đó không có trong các tự điền, không phải của chúng tôi đặt ra, có lẽ đã thông dụng từ đời Thanh, và hiện nay còn thấy trong các bộ Cổ văn quan chỉ, Cổ văn bình chú, vì trong hai bộ nầy, ngoài những bài tản văn của Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên… còn có những bài từ, bài phú có vần nhự bài Quy khứ lai từ của Đào Uyên Minh, bài A Phòng cung phú của Đỗ Mục; lại có những bài biền văn có đối, có vần như bài Đẳng Vương các tự của Vương Bột, bài Vị Từ Kinh Nghiệp thảo Vũ Anh hịch của Lạc Tân Vương…*

Vậy thì tiếng cồ văn không trái với biền văn, mà có phần trái với bạch thoại. Như chúng tôi mới nói, trong tập này không có văn tiều thuyết và tuồng, mặc dầu tiều thuyết Trung Hoa có từ đời Lục Triều hoặc sớm hơn nữa, còn tuồng đã có qui mô từ đời Tống. Sở di vậy là vì người Trung Hoa thời xưa có ý khinh tiểu thuyết, không cho nó là văn chương đứng đắn, sắp nó vào hàng ngoại thư, còn tuồng thì hầu hết viết bằng bạch thoại, đề cho quần chúng nghe diễn mà hiều được, cũng không được coi là văn chương nữa,

Sau cùng, vần đời Thanh cũng có nhiều bài hay, nhưng cũng không được tuyển trong các bộ Cổ văn quan chỉ và Cổ văn bình chú, có lễ vì hai bộ này xuất hiện ở đời Thanh, nên những người biên tập không thể gọi đời Thanh là cổ thời được, văn đời Thanh là cổ văn được,

Tóm lại danh từ cổ văn chúng tôi dùng đây có nghĩa vừa rộng vừa hẹp, rộng là vì nó gồm cả biền văn, cả những văn có vần như từ phú; hẹp là vì nó không gồm tiểu thuyết, tuồng, mà lại hạn chế ở cuối đời Minh, không bước qua đời Thanh.

Đánh giá

There are no reviews yet

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.