Lê Quý Đôn Tuyển Tập – Nguyễn Khắc Thuần (8 Tập)

2.500.000 

Lê Quý Đôn Tuyển Tập

Biên dịch: Nguyễn Khắc Thuần

NXB Giáo Dục 2007

8 Tập

Mô tả

Lê Quý Đôn Tuyển Tập

Bộ sách này sở dĩ gọi là tuyển tập vì trước tác của Bảng Nhãn Lê Quý Đôn để lại quá nhiều, trong điều kiện còn eo hẹp như hiện nay, dù đã rất cố gắng, Nhà xuất bản Giáo dục vẫn chưa thể cho in hết tất cả các bản dịch được, nhất là phần bản dịch các sáng tác thơ văn của Bảng Nhãn Lê Quý Đôn. Trên cơ sở cân nhắc những kết quả nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Bảng Nhãn Lê Quý Đôn, chúng tôi thấy trọn bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP cần phải gồm đến 8 tập khác nhau:

Tập 1: Đại Việt thông sử giới thiệu những tác phẩm cổ của văn học Việt Nam. Nội dung sách là lịch sử về quá trình hình thành phát triển của đất nước qua các thời kỳ. Sách chép khá đầy đủ về các đời vua Lê trong một thời gian dài đến hơn một trăm năm từ Lê Thái Tổ qua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Thuần Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông đến Cung Hoàng, trải qua mười đời vua, nếu kể cả Lê Nghi Dân thì là mười một đời vua. Đây là một bộ sử có giá trị. Sách chứa đựng nhiều tài liệu khác mà các bộ sử khác không có. Đại Việt thông sử rất có ích cho những người làm công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc, cụ thể là lịch sử dân tộc hồi thế kỷ XVI – XVII.

Tập thứ 2 của bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP (trọn bộ gồm 8 tập). Trong thời gian ở trấn Thuận Hoá, với cương vị là quan Hiệp Trấn, Lê Quý Đôn đã ra sức tìm đủ mọi cách ổn định xã hội vùng đất vốn trước đó là thủ phủ của chính quyền họ Nguyễn, là trung tâm chính trị của toàn xứ Đàng Trong. Và, ông gọi công việc đó là  phủ, tức là vỗ về, an ủi đối với nhân dân. Nhưng, không giống với bất cứ một quan Hiệp Trấn nào ở trấn Thuận Hoá trước đó cũng như sau đó, Lê Quý Đôn vừa cần cù làm việc vừa say mê ghi lại tất cả những điều mắt thấy tai nghe. Ông đã cẩn trọng đối sánh, xác minh, chỉnh lí và hệ thống để rồi cuối cùng, đã khai sinh ra tác phẩm PHỦ BIÊN TẠP LỤC có giá trị to lớn mà chúng ta còn lưu giữ được đến ngày hôm nay. Về sau ở Gia Định cũng có một quan Hiệp trấn đã làm việc tương tự như Lê Quý Đôn, đó là Trịnh Hoài Đức, tác giả của bộ GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ – bộ sách mà bất cứ người nào làm công tác nghiên cứu sử học và văn hoá học Việt Nam cũng đều đánh giá rất cao.

Tập 3 của bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP.  Tập này được trình bày toàn văn bản dịch, hiệu đính và chú thích tác phẩm PHỦ BIÊN TẠP LỤC của Lê Quý Đôn. Cũng trong ba quyển đầu  của PHỦ BIÊN TẠP LỤC, Lê Quý Đôn đã dẫn chúng ta tới một thế giới tràn ngập những thông tin quan trọng về kinh tế và xã hội của xứ Đàng Trong lúc bấy giờ như danh mục và địa chỉ của tất cả các trấn, phủ, huyện, châu, tổng, xã, thuộc, trang, về chế độ công, tư điền, về lệ thuế sai dư, về sự thành lập và hoạt động của các tuyển trường, về chế độ giáo dục và thi cử … Kết nối những sự kiện, địa danh và hàng loạt những con số ngỡ như rất tản mạn ấy lại, chúng ta sẽ có được một bức chân dung của xứ Đàng Trong, về vai trò lịch sử của các chúa Nguyễn đối với đất phương Nam.

Tập 4-5:  KIẾN VĂN TIỂU LỤC của bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP (trọn bộ 8 tập) giới thiệu cùng bạn đọc bản dịch, hiệu đính và chú thích của tác phẩm KIẾN VĂN TIỂU LỤC. KIẾN VĂN TIỂU LỤC vẫn là một tác phẩm lớn., là một kho tài liệu cổ rất quý giá và thật sự có ích đối với tất cả những ai muốn nghiên cứu về Việt Nam từ thời Lê Quý Đôn trở về trước. KIẾN VĂN TIỂU LỤC nghĩa là ghi chép nhỏ về những điều mắt thấy tai nghe, nhưng thực tế lại cho thấy rõ đây là một bộ sách có tầm vóc lớn, được biên soạn một cách công phu và nghiêm túc, phản ánh trình độ học vấn uyên bác của Lê Quý Đôn trên nhiều lĩnh vực phong phú khác nhau.

Tập 6-7-8: VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ của bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP (trọn bộ 8 tập)  được lần lượt trình bày lời dịch, hiệu đính và chú thích VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ (một công trình biên soạn đồ sộ, được giới nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam, trân trọng xếp vào hàng những tác phẩm có giá trị như một bộ bách khoa toàn thư).
Chúng tôi xin được thích nghĩa tên sách như sau :
– Vân : là một loài cỏ có mùi thơm rất quyến rũ, gọi tên là cỏ vân hương.
– Đài : là cái đài, là nơi cao hơn hẳn. Đài là ngôi nhà cao có thể ngắm khắp bốn phương.
– Loại : là loài, là từng giống riêng. Ngoài ra, chữ loại cũng có nghĩa là sự tốt lành.
– Ngữ : là lời nói, là câu nói nhưng ở đây có nghĩa là lời nói đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa tinh vi.

Lê Quý Đôn Tuyển Tập
Lê Quý Đôn Tuyển Tập

Đánh giá

There are no reviews yet

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.