Mô tả
Mật Giáo Nhập Môn
Tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng Thubten Yeshe sinh năm 1935, ở Tolung, gần thủ đô Lhasa. Từ năm lên sáu tuổi ngài tu học ở tự viện Sera. Sau khi Trung Hoa xâm chiếm Tây Tạng năm 1959, ngài tiếp tục học ở trại tỵ nạn Buxaduar, đông bắc Ấn Ðộ, rôi định cư ở ngoại thành Kathmandu, Nepal.
Ngài bắt đầu tiếp xúc với người Tây phương ở Nepal, vào năm 1971 ngài cùng với đệ tử của mình là Thubten Zopa thành lập Tu viện Gompa ở đồi Kopan, là nơi ngài tổ chức các khóa thiền tập hàng năm, thu hút mồi lúc mổi nhiều đệ tử hơn. Những dệ tử nầy cũng thiết lập hơn 30 trung tâm Phật học ở các nước Tây phương, trong 10 năm cuối đời Lama Yeshe đã tới thăm những nơi này cũng như những trung tâm khác để giảng dạy, tổ chức lãnh đạo và có lẽ quan trọng nhất là gây cảm hứng bằng tấm gương phụng sự lợi ích người khác của ngài. Lama Yeshe qua đời ngày 3-3-1984 ở bệnh viện Cedars Sinai, Los Angeles do bệnh tim năng vốn đã đe dọa mạng sống của ngài trong 12 năm.
Quyển sách nầy được nghĩ tới vào năm 1981, khi Lama Yeshe nói rằng cần phải có một tác phẩm giới thiệu Mật Giáo với Tây phương bằng ngôn ngừ phổ thông, dể hiểu. Dù Mật giáo được coi là nhừng giáo lý cao cấp và sâu xa nhất của Phật giáo, ngài vẫn cảm thấy giáo lý tinh yếu của Mật giáo là đơn giản, rõ ràng và rất thích hợp cho xã hội thế kỷ XX. Như ngài vần thường nói, Tây phương đã biết cách khai thác nhiều nguồn năng lượng của thiên nhiên, nhưng lại hầu như không biết tới lực dũng mãnh, mạnh hơn năng lượng hạt nhân và
được chứa bên trong mỗi con người chúng ta. Chừng nào lực nội tại nàychưa dược khám phá, cuộc sống của chúng ta còn phân tán và vô mục đích, chúng ta vẫn còn là nạn nhân của những áp lực tâm và tình cảm vốn là đặc điểm của thời đại nàỵ Việc tu tập Mật giáo có mục đích khai thác và tận dụng nguồn năng lực ẩn tàng này và do đó dành cho chúng ta cơ hội tốt nhất để giải tỏa áp lực tâm lý và chuyển hóa đời sống của mình thành một toàn thể trọn vẹn có ý nghĩa mà tất cả chúng ta đều mong ước.
Theo Lama Yeshe, việc tu tập Mật giáo rất thích hợp với người Tây phương vì đạo pháp này có tính cách “khoa học”. Nói cách khác, Mật giáo không phải là hệ thống giáo lý dễ được chấp nhận bằng niềm tin hay do quyền lực, mà là sự tìm hiểu từng bước một về tình trạng và tâm lý con người dẫn tới sự tự khám phá và những kết quả của sư. tìm hiểu này sẽ xuất hiện qua việc quan sát và chứng nghiệm của chính mình. Vì kinh nghiệm trực tiếp được đề cao như vậy nên Mật giáo được rất nhiều người Tây phương hâm mộ sau khi đã thất vọng với những giáo lý đòi hỏi niềm tin mù quáng. Hơn nữa, Mật giáo là con đường của niềm vui và sự tự giác ngộ, là những tính chất rất tiếc đã thiếu trong các hình thức suy yếu ngày nay của các truyền thống tâm linh đã từng có oai lực xưa kia.
Vào mùa đông 1983-1984, một kỳ nhập thất được tổ chức gần thành phố Cenina ở nước Ý, với mục đích biên soạn các bài thuyết pháp của Lama Yeshe để Chuẩn bị cho việc xuất bản. Nhừng người tham dự kỳ nhập thất này đã sưu tập được mấy trăm bài giảng của Lama Yeshe bằng tiếng Anh trong mười năm trước đó và mồi người nghiên cứu giáo lý hay một nhóm giáo lý liên quan tới một pháp Mật giáo nào đó. Tất cả công việc của họ cũng như của các soạn giả sau này là một trong số những văn bản giáo lý đó nay được xuất bản với hình thức và ngôn ngữ chỉ khác biệt rất ít với những lời dạy khẩu truyền của Lama Yeshe.
Cùng với việc biên soạn hàng lọat bài giảng chuyên biệt, các soạn giả cũng cố gắng tìm ra những đề tài chính có tính cách giới thiệu chung cho tất cả các giáo lý về Mật giáo của Lama Yeshe. Mỗi văn bản được nghiên cứu để tìm hiểu cách những đề tài này được đề cập trong mồi giáo lý riêng biệt , kết quả là một lượng tài liệu lớn đã được chọn từ nhiều nguồn khác nhau và được sắp xếp đại khái theođề tài. Tới giai đoạn này các soạn giả tập trung vào tài liệu nói về Mật giáo tổng quát để biên tập thành một quyển sách trọn vẹn.
Lama Yeshe đọc bản thảo của quyển sách này ở Dharamsala, Ấn Ðộ, vào 4- 1983, ngài sửa chừa, thêm các lời giải thích và đề nghị nhuận sắc về cả giọng
6
văn lẫn nội dung. Trong năm đó ngài cũng vẫn tiếp tục đi vòng quanh thế giới để thuyết pháp và những bài thuyết pháp này, đặc biệt là những bài diễn giảng ở Pomaia, nước Ý và ở Boulder Creek, California, đưọc chọn và đưa vào bản thảo nhuận sắc sẽ được Lama Yeshe kiểm soát lại một lần nữa, nhưng đã không được như ý. Mấy tháng sau khi ngài qua đời, công việc của tôi hầu như ngừng lại hoàn toàn vì tôi thấy khó có thể biên soạn những lời của ngài trong khi phải đối diện với nỗi buồn là mình không còn được nghe tiếngcười nói vui vẻ của ngài, giọng nói đã thốt ra những lời dạy này. Tuy nhiên với sự hộ trợ kiên nhẫn và thân ái của các bạn, tôi đã đưa bản thảo tới tình trạng hiện tại trong hình thức quyển sách này.
Tôi xin có thêm một vài lời giải thích ở đây. Những người được nghe Lama Yeshe nói chuyện sẽ nghĩ rằng không thể nào giữ lại hiệu ứng dị thưòng của ngài đối với người khác bằng chữ viết. Cũng như nhiều vị thầy vĩ đại khác, sự có mặt của ngài làm tăng sức mạnh và hiệu quả cho những lời dạy mà ngài trình bày bằng ngôn ngữ không chính thống và thường không theo văn phạm. Quyển sách này được soạn theo những lời dạy của ngài với ngôn ngữ phần nào tiêu chuẩn, do đó sẽ được những người quen biết Lama Yeshe coi là cái bóng mờ của những lời nguyên thủy. Chúng ta cũng không thể nào coi quyển sách này là tất cả tri kiến của Lama Yeshe về Mật giáo. Cũng như lịch sử đã cho chúng ta biết về những bài thuyết pháp nguyên thủy của Ðức Phật, người ta có thể hiểu lời dạy của Lama Yeshe theo nhiều cấp khác nhau, vì vậy không thể nói là chỉ có một cách diễn dịch những giáo lý của ngài. Tất cả những gì một người biên tập như tôi có thể làm được là chăm chú nghe những lời giảng hay những cuốn băng ghi âm, đọc cẩn thận văn bản ghi lại lời dạy,rôi trình bày càng rõ ràng càng tốt những gì mình đã hấp thụ được. Vì vậy chúng ta nên hiểu rằng nếu có một người nào khác làm công việc nghe và đọc này thì một quyển sách có nội dung và giọng văn rất khác sẽ ra đời.
Lama Zopa Rinpoche cho thấy tính chất đa diện từ các lời dạy của Lama Yeshe khi ngài nói : ” những vị thầy như tôi chỉ dạy những gì mình biết chứ không thể dạy theo nhu cầu người nghe. Nhưng với Lama Yeshe thì khi ngài thuyết pháp, không có gì là cố định cả, mà ngài cũng không chỉ nói về một đề tài. Trong các thính giả luôn luôn có những người có một số vấn đề khác nhau về tâm linh, cá nhân hay gia đình và Lama Yeshe sẽ nói với những người đó. Vì vậy sau một cuộc nói chuyện dài một tiếng đồng hồ của ngài, mọi người sẽ nhận được những lời giải đápcho nhưng vấn đề của họ . Lúc đầu có thể có những người chỉ muốn trông thấy một tu sĩ Tây Tạng, và những người khác có thể chỉ tới để tìm một chút an lạc, nhưng sau cuộc nói chuyện của ngài, họ ra về với tâm tạng hạnh phúc hay với lời giải cho những vấn đề của mình.
7
Ðể Phù hợp với nội dung của quyển sách này, chúng ta có thể nói rằng Lama Yeshe có khả năng kỳ diệu chạm vào những người ngài tiếp xúc gây ra cảm giác an lạc và trí huệ vốn tiềm ẩn bên trong họ đã chỉ được cảm nhận một cách mờ nhạt trước đây. Có lẽ giáo lý sâu xa nhất của ngài là mỗi chúng ta đều có bên trong bản thân không chỉ câu trả lời cho những vấn đề của mình mà còn tiềm năng sống một đời sống cao cấp hơn mức sống mà mình vẫn nghĩ là khả hữu. Dù bệnh tim có thể làm ngài chết sớm hơn, tấm gương vị tha của Lama Yeshe là nguồn cảm hứng sâu xa cho những người được biết ngài, nhưng ngài không chỉ biểu lộ sự thực hiện những tiềm năng của mình, mà còn có thể gây cho người nghe sự tự tin là họ cũng có thể khai thác những tiềm năng vô giới hạn của chính họ.
Trong suốt cuốn sách này ghi lại lời giảng của Lama Yeshe về đề tài Mật giáo sâu xa và rộng lớn, các thuật ngữ va mọi chi tiết về lịch sử đã được giữ ở mức tối thiểu theo ý nguyện của ngài để cố gắng làm cho những giáo lý có ý vị trực tiếp hết sức.
Cuốn sách này đến tay người đọc là do có sự đóng góp công sức của rất nhiều người. Tôi có lời cảm tạ sâu xa nhất tới những vị tham dự cuộc nhập thất soạn sách để chọn tài liệu; những vị ở Ðức, Hòa Lan và Anh Quốc đã giúp đỡ tôị. Tôi đặc biệt biết ơn sự khuyến khích và hổ trợ của Yeshe Khadro. Tôi cũng có lời cảm ơn các vị thuộc nhà xuất bản Wisdom Publications.
Zonathan Landaw
Mục Lục
Lời Nói Ðầu …………………………………………………… 5
Chương 1: Thanh Tịnh Căn Bản ………………………….…… 9
Chương 2: Ái Dục Và Hạnh Phúc ……………………………. 13
Chương 3 : Lạc Thú, Bất Mãn Và Thực Hiện Tâm Lý ………. 19
Chương 4 : Lật Ðổ Sự Ðộc Tài Của Sắc Tướng ……………… 27
Chương 5 : Thoát Khỏi Sự Bất Mãn ………………………….. 33
Chương 6 : Mở Rộng Tâm Hồn ………………………………. 37
Chương 7: Giải Trừ Nhừng Giới Hạn Tự Tạo …………….….. 45
Chương 8: Sự Trong Sáng Nguyên Thủy Của Tâm …………… 53
Chương 9: Cảm Hứng Và Vị Thầy ……………………………. 63
Chương 10: Pháp Tu Tập Mật Giáo Cao Nhất ………………… 75
Chương 11: Tự Biểu Lộ Như Một Vị Thần …………………… 87
Chương 12: Thành Tựu Tối Hậu – Lama Yeshe Qua Ðời Và Tái Sanh ………………………………………………….………… 97
Đánh giá
There are no reviews yet