Mô tả
Tổng Hợp Các Bút Ký Đi Tây Vực Thỉnh Kinh
Có lẽ hình ảnh Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) đi thỉnh kinh là một trong những hình ảnh gây nhiều ấn tượng sâu sắc và in sâu vào tâm thức của đa số người Việt Nam chúng ta nhất. Con người ấy đã vì pháp quên mình, cô thân chích ảnh, trải bao hiểm nguy, băng ngàn vượt suối, đến tận đất Phật, trong thời buổi đường đi chỉ là những lối mòn hoang sơ đầy bất trắc để tìm thầy học đạo suốt 17 năm trời, rồi thỉnh về nước 657 bộ kinh Phật bằng tiếng Ấn Độ. Sau khi về nước, Huyền Trang liền bắt tay tổ chức việc phiên dịch ra chữ Hán. Bản thân Pháp sư, ròng rã suốt 19 năm trời, để lại cho hậu thế 75 bộ Kinh Luận, gồm 1335 quyển, trở thành một trong hai nhà dịch Kinh Phật kiệt xuất nhất trong lịch sử phiên dịch Hán Tạng.
Ngoài Huyền Trang, sư Pháp Hiển và sư Nghĩa Tịnh cũng là những bậc chân tu Tây hành cầu Pháp vì muốn được tiếp cận các loại kinh sách mà lúc bấy giờ ở Trung Hoa chưa được biết đến.
Với bút pháp điêu luyện, lời văn lưu loát, từ ngữ súc tích mà dễ hiểu, chuyển tải khá trung thực nội dung bản gốc, dịch giả Lê Sơn Phương Ngọc đã chinh phục người đọc khi tiếp cận tìm hiểu về hành trình Tây du thỉnh kinh nổi tiếng của các nhà sư. Tổng tập Bút ký Tây hành cầu Pháp này, tuy chưa thể cho là hoàn toàn đầy đủ các Bút ký Tây hành cầu Pháp của người Đông Á thời xưa, nhưng chắc chắn đây là các Bút ký Tây hành cầu Pháp tiêu biểu, giúp chúng ta hình dung được tinh thần tín ngưỡng tuyệt vời của người xưa và những thử thách cận kề cái chết mà họ đã phải đương đầu trên bước đường cầu Pháp với ý chí cực kỳ mạnh mẽ và tinh thần xả thân vị Pháp vô tiền khoáng hậu của họ.
Đánh giá
There are no reviews yet