Mô tả
Tứ Diệu Đế
Giải đáp về bốn đều xác thật chơn chánh, gọi là Tứ Diệu đế là: khổ diệu đế (dukkha ariyasacca), tập diệu đế (samudaya ariyasacca), diệt diệu đế (nirodha ariyasacca), đạo diệu đế (magga ariyasacca). Sau khi đắc đạo thành bậc Chánh đẳng Chánh giác, Đức Thế Tôn, mới Chuyển Pháp Luân, ngài ngự đến rừng Lộc Giả (Isipatanamigadayavana), gần thành Baranasi thuyết pháp độ năm vị tỳ khưu, bọn Kiều Trần Như và 18 vạn Phạm thiên.
Tứ diệu đế hay là bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo chính là cốt tủy cơ bản để hợp thành học thuyết nhân sinh cứu đời. Đó là kết quả suy ngẫm và trải nghiệm thông qua thực tiễn cuộc sống của chính Phật tổ và sự tổng kết những suy tư về cuộc sống chúng sinh được đúc kết lại. Có thể coi mỗi một chân lý (Đế) của Phật giáo là một chủ đề lớn để nhân loại suy nghĩ, trải nghiệm để đúc rút cho thực tiễn sôi động không chỉ hôm qua, ngày nay và cả mai sau. Dĩ nhiên, thành tựu mà Phật giáo đã và đang để lại cho nhân loại không chỉ là Tứ diệu đế mà cả ở nhiều lĩnh vực khác nữa liên quan đến nhiều lĩnh vực mà nhân loại đang hướng tới như vấn đề chiến tranh, hòa bình, môi sinh môi trường, v.v… và cả những vấn đề to lớn hơn như bản thể luận triết học về nguồn gốc thế giới và các loài, vấn đề nhận thức luận và cả vấn đề tư tưởng biện chứng về thế giới mà ngày nay soi chiếu vào nghiên cứu nguồn gốc thế giới. Các nhà khoa học đã nhận thấy Phật giáo có nhiều tư tưởng rất gần với khoa học hiện đại, nhất là Vật lý học. Điều này đã được nhiều học giả nổi tiếng bàn luận đến.
Trang Đoàn (xác minh chủ tài khoản) –