Tủ Sách Bách Khoa Phật Giáo Nghệ Thuật Phật Giáo – Nguyễn Tuệ Chân

(1 đánh giá của khách hàng)

250.000 

Nghệ Thuật Phật Giáo

NXB Tôn Giáo 2008
Nguyễn Tuệ Chân
386 Trang

Mô tả

Tủ Sách Bách Khoa Phật Giáo – Nghệ Thuật Phật Giáo

Nghệ thuật Phật giáo khởi nguồn từ thời vương triều Khổng Tước vua A Dục ở Ấn Độ với nội dung hàm chứa vô cùng phong phú, bao gồm hầu hết mọi tác phẩm biểu hiện tín ngưỡng tôn giáo đời sống Phật giáo. Mọi bộ môn kiến trúc, điều khắc, tạo đúc, hội hoạ, văn học, âm nhạc… đều thuộc phạm trù nghệ thuật Phật giáo.

Trong quá trình truyền bá của Phật giáo, giáo nghĩa Phật giáo hoá thân thành các hình thức điều khắc, hội hoạ… nhằm biểu hiện tư tưởng triết học thông qua hình thức nghệ thuật. Trước thế kỷ thứ II, trong tác phẩm nghệ thuật Phật giáo vốn chứa có hình tượng đức Phật. Mãi đến thời kỳ vương triều Quý Sương ở Ấn Độ, điều cấm kỵ ấy mới được phá vỡ, sáng tạo ra nghệ thuật điều khắc tượng Phật với hai lưu phái mang tính đại diện là “nghệ thuật Kiến Đà La” và “nghệ thuật Mạt Thố La”.

Thời kỳ vương triều Cập Đa, hai lưu phái nghệ thuật này mô phỏng, dung hợp lẫn nhau, để hoàn thành bước quá độ, đưa tượng Phật từ kiểu Hy Lạp sang tượng Phật kiểu Ấn Độ. Nghệ thuật giáo Ấn Độ phát triển tới đỉnh cao của thời hoàng kim.

Nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc cổ đại đạt tới thời kỳ rực rỡ nhất vào đời Tuỳ, Đường. Cùng với việc triều Tùy thống nhất đất nước, phát triển mạnh kinh tế tiến tới đẩy cao sức mạnh quốc gia vào đời Đường, Phật giáo Trung Quốc cũng phát triển tới thời cực thịnh, sáng lập nên rất nhiều tông phái mới. Việc diễn giảng và phát triển các tông phái này được thể hiện đầy đủ trong nghệ thuật mang tính đại diện của thời Tùy, Đường, bước vào giai đoạn hoàn toàn mới, dung hợp hoàn mỹ nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ với văn hoá Hán tộc, mở ra thời kỳ thịnh vượng của nghệ thuật Đôn Hoàng. Các tác phẩm nghệ thuật chạm trổ, điểu khắc, hội hoạ Phật giáo ở động đá Đôn Hoàng cùng với các vật phẩm văn hoá bảo tồn trong “tàng kinh động” Đôn Hoàng đã mở ra ngành khảo học nghiên cứu “Đôn Hoàng học” thịnh hành trên thế giới.

Lịch sử nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc trải qua hàng ngàn năm, sáng tạo ra một lượng lớn tác phẩm quý báu về văn hoá nghệ thuật, không chỉ phản ánh một cách hình tượng sự phát triển biến đổi của Phật giáo qua các thời kỳ, mà còn nhấn mạnh tới nhiều công trình nghiên cứu từ kiến trúc, điều khắc, hội hoạ, văn học, âm nhạc đến sinh hoạt hàng ngày, cùng các hoạt động sản xuất ra của con người… cũng chính là phong cách xã hội ấy, cho chúng ta hiểu rõ lịch sử xã hội các triều đại, đồng thời là nguồn tư liệu cụ thể, chân thật nhất. Sách này xin được giới thiệu các hình ảnh chủ yếu của nghệ thuật Phật giáo. Hy vọng, từ đó độc giả thấu hiểu được giá trị thẩm mỹ hàng đầu chỉ có trong nghệ thuật Phật giáo và ở mức độ nào đó – lĩnh hội được phần nào tinh thần nội tại đặc sắc của Phật giáo.

Mục lục:

Lời nói đầu

Nghệ thuật Phật giáo

Tại sao nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ thời kỳ đầu không có tượng Phật?

Nghệ thuật Phật giáo Kiền Đà La và Mạt Thố La

Di tích nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ

Thạch động A Chiên Đà nổi tiếng

Di tích Phật giáo Ba Mễ Dương

Đức Thích Ca Mâu Ni sản sinh ở đầu?

Phật và Đức Thích Ca Mâu Ni

Tam Thế Phật và Tam Thân Phật

Bồ Tát và Bồ Tát Hạnh

Thất Phật và Thiên Phật

Tây phương Tam Tánh là gì?

Đông Phương Tam Thánh là gì?

Duyên giác và La Hán

Thiên Long Bát Bộ

Tứ Đại Thiên Vương

Đại Nhật Như Lai

Đại Hắc Thiên và Hoan Hỉ Phật

Sự tích Phật truyện.

Mời bạn đón đọc.

Nghệ Thuật Phật Giáo
Nghệ Thuật Phật Giáo

1 đánh giá cho Tủ Sách Bách Khoa Phật Giáo Nghệ Thuật Phật Giáo – Nguyễn Tuệ Chân

  1. Đức Phạm (xác minh chủ tài khoản)

    Đáng đọc !

    (0) (0)

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.