Giảm giá!

Tử Vi Toàn Khoa (Toàn Tập) – Hi Di Trần Đoàn

299.000 

TỬ VI TOÀN KHOA (Toàn Tập)
Tác giả: Hy Di Trần Đoàn

Tập 1: 88 trang
Tập 2: 80 trang
Tập 3: 92 trang
Tập 4: 98 trang
Tập 5: 92 trang

 

Mô tả

TRẦN ĐOÀN VÀ TỬ VI

Đầu thế kỷ 10, đầu nhà Tống, Trần Đoàn lão tổ rút kinh nghiệp của hàng mấy chục thế kỷ và công phu học tập của bản thân sáng lập ra khoa Tử Vi Đẩu Số. Đây cũng là cuộc canh cải hà đồ với 8 quẻ tiên thiên bát quái. Với 8 quẻ thì 2 quẻ tượng trưng cho cha mẹ và 6 quẻ kia chia thành 3 trai 3 gái. Đây cũng là một cảnh trong gia đình bán khai của loài người nên cần phải có sự cải cách rộng rãi thêm lên với 12 Cung số của Tử Vi Đẩu số vào thế kỷ 10, văn hóa óc châu đã có tiến hóa rõ rệt để thấy đầy đủ nào là cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em, bạn hữu, địa vị trong xã hội, tiền bạc, nhà cửa ruộng đất phúc đức tiền nhân để lại, tai ách bệnh tật của mình phải gánh chịu. Trần Đoàn lão tổ lại uyên thâm về cả Phật – Lão và cả Nho giáo nên khoa Tử Vi Đẩu số cũng đượm mùi học thuyết của ba đạo lớn đang thịnh hành ở Trung Quốc vào đời nhà Tống.

Đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho ăn khớp với 3 vòng Sao Tràng Sinh, Lộc Tồn và Thái Tuế. Mỗi nhóm có 12 Sao để an vào 12 Cung, mỗi Cung 1 Sao, vì Cung nào cũng có 3 Sao của vòng này. Đó là các khung nòng cốt của mỗi Cung, còn các Sao khác an theo năm tháng ngày giờ sinh vào các Cung để làm cảnh cho các khung.
Trong Tử Vi Đẩu số như đã nói ở trên có 12 Cung số trước hết là Cung Mệnh. Bất cứ Mệnh ở Cung nào thì bên mặt phải là Cung phụ mẫu và Cung bên trái là Cung bào (anh chị em). Đó là thời thơ ấu sống với cha mẹ anh chị em. Rồi đến Cung phúc đức và Cung phối (vợ chồng), đó là khi lớn lên phải lập gia đình, lấy được vợ hiền đảm hay lăng loàn là nhờ phúc đức tổ tiên ông bà để lại vì Cung phúc đức là đối với Cung phúc và Cung phối là đối Cung của Cung phúc đức. Sau khi lấy vợ lấy chồng thì đẻ con và tậu nhà cửa ruộng vườn cho nên đến Cung tử tức và Cung điền trạch. Hai Cung này cũng ăn khớp với nhau cho nên người ta thường nói : tậu nhà cửa ruộng vườn để sau này để lại cho con cháu. Rồi đến Cung tài bạch và Cung quan lộc có ý nghĩa là sau khi có vợ có con thì ta cầu tài lộc cầu công danh để kiếm tiền nuôi vợ con. Kế Cung tài bạch là Cung tật ách, kế Cung quan lộc là Cung nô bộc cũng có nghĩa là vì tiền bạc mà gây nên nhiều tai vạ, hận thù, bệnh tật và đừng nên quá tham lam mà gây ra sự tổn thọ. Xung chiếu Cung Mệnh và Cung thiên di có nghĩa là sống trong xã hội hàng ngày phải di chuyển và trực tiếp giao thiệp với đủ mọi hạng người.
Chưa nói tới hàng trăm Sao khác, chỉ mỗi có 3 vòng lộc tồn – tràng sinh – thái tuế và cách bố trí của 12 Cung trong Tử Vi Đẩu số cũng đã thấy Trần Đoàn lão tổ đã đem hết khả năng của người để sáng lập ra khoa Tử Vi.

Trần Đoàn lão tổ sau 30 năm học dịch hiểu rằng vũ trụ ảnh hưởng đến nhân sinh rất nhiều và ông phổ biến sự hiểu biết cho hậu thế bằng cách lấy 36 thiên can và 72 Sao địa sát có sẵn cộng thêm mặt trời và mặt trăng (thái Dương – thái Âm) phân phối thành 31 dây Sao. Do ảnh hưởng của cát hung, thần thoại của các Sao mà phân phối như sau :
23 dây an theo niên canh (trong đó 3 dây an theo hàng can và 15 dây an theo hàng chi). 3 dây an theo tháng.
2 dây an theo ngày. 3 dây an theo giờ.
Khi an Mệnh trong Tử Vi cũng phải dựa vào dịch lý thiên khai ư tí, địa tích ư sửu, nhân sinh tại dần.

Lấy Tử Vi an Mệnh phải khởi từ Cung dần là theo nghĩa ấy. Do những sự kiện ấy mà ta biết rằng nguyên lý của Tử Vi là dịch lý.
Trần Đoàn lão tổ đã chế ra 36 thiên can tinh và 72 địa sát tinh cũng phải học dịch hàng mấy chục năm mới hiểu được lẽ huyền vi của tạo hóa chi phối đến đời sống con người và sau khi cân nhắc về ảnh hưởng cát hung, lão tổ đã phân phối thành 31 dây Sao và tạo ra một số định lý hay công thức để an các Sao này, để sau này hậu thế cứ theo những định lý hay công thức định lý đó mà tìm hiểu vận mạng con người. Ông đã quá hiểu dịch lý và đã dùng phần dịch lý này để áp dụng cho Tử Vi Đẩu số.

Khoa Tử Vi dịch lý đã được truyền vào Việt Nam từ đời Trần Thái Tôn (1257). Trong quá trình lịch sử khoa Tử Vi Việt Nam lại tinh vi hơn khoa Tử Vi tại Trung Quốc, không khác gì Phật giáo ra đời tại An Độ mà lại cực thịnh ở vùng Đông Nam Á.

Các hệ phái Tử Vi : đến đời Mãn Thanh giữa thế kỷ 17 thì Trung Quốc khoa Tử Vi chia làm 3 hệ phái rõ rệt :
Phái Triệu gia (con cháu nhà Tống).
Phái Hà lạc (học trò Trần Đoàn lão tổ đi về hướng Bắc).
Phái Âm Dương (học trò Trần Đoàn lão tổ đi về hướng Nam).
Khoa Tử Vi hệ phái Triệu gia chỉ truyền cho con cháu nhà Tống và có tư cách. Sau khi nhà Tống mất ngôi, con cháu nhà Tống vẫn giữ được tính chất đặc biệt của hệ phái Triệu gia.

Sau khi Trần Đoàn lão tổ qui tiên một nhóm chịu ảnh hưởng về dịch lý gọi là hệ phái Hà lạc đi về hướng Bắc. Phái này đa số dựa vào Tử Vi để làm kế sinh nhai nên họ giữ bí mật, ít khi truyền lại cho nhau hết các bí quyết, bao giờ họ cũng giữ lại một số bí thuật vì vậy hệ phái này lâu ngày mất hẳn gốc.

Một số đệ tử Trần Đoàn lão tổ đi về hướng Nam đã bị ảnh hưởng của Âm Dương và ngũ hành, hệ phái này quá chú trọng về Âm Dương và ngũ hành sinh khắc nên quên mất chính yếu của Tử Vi là thiên vận. Về đời Minh thì hệ phái này rất được trọng dụng. Lưu Bá On vị vua khai sáng nhà Minh (Minh thái tổ) cũng là một nhân vật xuất thân trong hệ phái Âm Dương. Môn phái Âm Dương để lại cho hậu thế bộ Tử Vi Âm Dương chính nghĩa.

 

 

 

Đánh giá

There are no reviews yet

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.