Mô tả
Vĩnh Xuân Quyền Lý Tiểu Long
Vịnh Xuân truyền thống có 4 bài quyền cốt lõi, trong đó 3 bài đầu lần lượt tương ứng với trình độ môn sinh sơ cấp, trung cấp và cao cấp là Tiểu niệm đầu, Tầm kiều và Tiêu chỉ, làm nền tảng bài thứ 4 là bài Mộc nhân trang (tập luyện với mộc nhân), còn gọi là bài 116 (Hồng Kông); bài 160 (Quảng Đông) hay 108 (Việt Nam).
- Bài Tiểu niệm đầu đưa ra các thế tay (kiều thủ) căn bản, thế tấn Nhị tự kiềm dương mã và khái niệm Trung tâm Tuyến cho nên cũng được coi là bài tập cho môn sinh phép phòng thủ căn bản.
- Bài Tầm kiều đưa ra các thế tay phản công và các đòn chân (Thoái pháp, Cước pháp) và cách thức di chuyển bộ vị (Kiềm dương + Mai hoa bộ; đây là kỹ thuật nâng cao của môn đồ cao thủ Vịnh Xuân hệ phái của ông Lục Viễn Khai) khi giao đấu hoặc thực chiến.
- Bài Tiêu chỉ là kỹ thuật nâng cao và chỉ được truyền dạy cho đệ tử trong môn để làm nền tảng cho bài Mộc nhân trang.
Khác với chi phái tại Hồng Kông, tại Quảng Đông bài Tiêu chỉ được dạy trước bài Tầm kiều.
Quá trình lan truyền khắp thế giới và trong giao thoa với các dòng phái võ thuật khác đã sinh thành nhiều dòng phái Vịnh Xuân quyền có chỗ “đại đồng tiểu dị” không chỉ ở các công phu mà còn ở hệ thống bài quyền. Tùy dòng phái, những bài quyền hoặc hệ thống bài quyền dưới đây có thể được kể tên: Thập nhị thức, các bài Ngũ hình quyền, Vĩnh xuân quyền (bài quyền),Thủ đầu quyền, Khí công quyền (còn gọi là Vịnh xuân khí công, Bối khí quy chi), Hạc hình hư bộ, Tiểu mai hoa, Đại mai hoa v.v. và có thể có hoặc không có hai bài Tầm kiều, Tiêu chỉ.

Đánh giá
There are no reviews yet