Giảm giá!

Địa Lý Tả Ao Địa Đạo Diễn Ca – Cao Trung

135.000 

Địa Lý Tả Ao Địa Đạo Diễn Ca

Biên dịch: Cao Trung

112 Trang

  • Phân biệt đất làm nhà và đất để mả
  • Chỉ rõ đất phát văn, võ, phú, quý, thọ ….
  • Dễ hiểu và chính xác
  • Ích lợi cho nhập môn và nghiên cứu

Mô tả

Địa Lý Tả Ao Địa Đạo Diễn Ca

Khoa Địa lý của Trung Hoa xưa kia, là khoa phối hợp thuyết âm dương, ngũ hành với sự quan sát cách thế, hình thể của các mạch đất cùng lối đi của sông ngòi, suối, lạch mà tìm ra nơi có chứa tụ khí mạch của đất, dùng nơi đó làm đất kết.

Họ quan niệm rằng nơi có đất kết, có thể chôn xương người chết nên nếu là kết âm phầm và có thể làm nhà, đình chùa, lập doanh trại, thị trấn, đô thị lên trên nếu là đất kết dương cơ, để người sống được hưởng sự thịnh vượng phát đạt do tú khí của vùng đất có đất kết đó.

Khoa Địa lý có từ lâu, sự lợi ích của đất kết đã được ông cha chúng  ta tin tưởng và cả chúng ta cũng có nhiều người công nhận là đúng sử sách có ghi chép nhiều sự kiện chứng tỏ là khoa Địa lý có một giá trị nào ảnh hưởng đến đời sống con người.

Câu ca dao: “Sống về mồ về mã chứ không ai sống về cả bát cơm”

đã chứng minh sự quan trọng của khoa Địa lý với con người Việt Nam.

Khoa địa lý, có một huyền thoại vàng son như vậy, tiếc thay đến nay đã gần như thất truyền, vì phép Địa lý  và man thư làm cho sai lạc đi  nhiều. Lý do sự tàn tạ sa sút của khoa này trước tiên là người xưa thấy phép để đất có thể làm thay đổi được hạnh phúc của cả một dòng họ thì cho là quý và giữ bí truyền. Theo truyền thuyết khi xưa bên Tàu có một số dòng họ nắm khoa Địa lý chính tông, giữ bí truyền, mỗi đời chỉ một hay  hai người được biết bí pháp đó.

Việc bí truyền khoa Địa lý chính tông, cũng như các khoa bí truyền khác ở Á Đông làm cho khoa đó mỗi ngày một mai một đi, do sự thất truyền hay sự ngu tối của truyền nhân. Trong khi đó thì những kiến thức không có căn bản vững chắc về khoa đó lại được một số người đem thêu dệt cho văn vẻ một cách bừa bãi để làm tài liệu cho những người tò mò   và hiếu kỳ. Khoa Địa lý bị công phá và triệt tiêu do hai lý do trên cả ngàn năm liên tiếp nên ngày nay, một số lớn sách và thầy địa lý không còn có giá trị như xưa, kể cả những sách và thầy từ nước Trung Hoa qua.

Ở Việt Nam, còn sót lại một thiểu số thấy giỏi vì khổ công cân nhắc sau định rút kinh nghiệm về khoa này gần một đời người mới nhận ra thế nào là Địa lý chính tông và thế nào là man thư, đều có cùng một nhận  định:

“Chỉ có sách Địa lý của cụ Tả Ao là giản dị và đúng nhất. Nhưng tiếc thay sách này thất truyền từ lâu”. Căn cứ vào một số ít khẩu truyền về khoa Địa lý của cụ Tả Ao còn sót lại các cụ thấy chính xác, dễ học, dễ hiểu. So sánh nó với một số sách Địa lý rắc rối, mông lung của Trung Hoa đưa qua, các cụ khuyên: “Ngày nay muốn học Địa lý cho giỏi trước tiên

phải kiếm cho được sách của cụ Tả Ao để có số vốn chính tông căn bản, rồi thực hành cho vững chắc, nhiên hậu mới có thể xem các sách địa lý của Trung Hoa mà bổ túc thêm, mới có kết quả.

Từ năm 1946, tác giả, nhân những cuộc ngao du nhiều tỉnh từ Thượng Du đến Trung Châu Bắc Việt, có gặp một số thầy địa lý Tàu và Việt Nam, sẵn tính tò mò nên có tìm hiểu ít nhiều về khoa đó.

Tác giả thấy sự hiểu biết về khoa địa lý của mình rất hạn hẹp nên lưu ý nên tìm sách địa lý Tả Ao để bổ túc thêm. Việc cố công tìm kiếm luôn mấy chục năm chỉ thểm cho tác giả vài câu khẩu truyền Địa Lý Tả Ao và sự nuối tiếc sự thất truyền của bộ sách quý giá đó.

Một sự tình cờ may mắn và ngoài ước muốn, cách đây trên hai năm tác giả một lần gặp được 3 bộ sách Địa lý quý giá nhất của Việt Nam là:

  1. bộ Địa đạo diễn ca Tả Ao (120 câu văn vần)
  2. bộ Dã Đàm Tả Ao (Văn xuôi)
  3. bộ Bí Thư Đại Toàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán)

Sau khi nghiên cứu kỹ ba bộ sách trên dưới sự hết lòng chỉ bảo của một số các vị cao nhân về khoa Địa lý, tác giả mới hiểu thế nào về khoa  địa lý chính tông. Nó thật khác hẳn những phép mà các sách địa lý hiện nay trình bày.

Sách Địa lý Tả Ao chính tông nói thẳng đến phần gốc, phần căn bản, làm sao cho người học nó mau tìm đến Long chân huyệt đích trong khi các sách của Trung Hoa bán trên thị trường lại nói nhiều đến cái ngọn và bôi vẽ cho rắc rối khó hiểm thêm lên.

Trong 3 quyển sách quý nêu trên thì quyển Địa Đạo Diễn Ca là dễ xem nhất vì nó chỉ có 120 câu thơ nôm nhẹ nhàng như ca dao. Tuy 120 câu thơ này mới xem giản dị, xong viết do một vị Thánh địa lý Việt Nam, nên sức hàm chứa của nó cũng phải có 1 giá trị đặc biệt nào cần phát   huy cho hết dụng ý.

Do đó, để lưu lại một cổ thư giá trị để người học nó đỡ mất thì giờ   tìm hiểu, nên tác giả cố công diễn giải 120 câu thơ này với dụng ý trình  bày như sau:

  • Không thêu dệt thêm những gì xa lạ.
  • Phát huy cho hết cái chân hàm súc của nó.

Cách trình bày như thế có thể không vừa ý những vị quá giỏi về khoa này hay những vị bị ảnh huởng của loại sách “Địa lý mê hồn trận” của Trung Hoa hiện đang bán trên thị trường.

Tuy nhiên với mớ kiến thức đơn giản và chân thực của phần diễn giải 120 câu thơ nôm của Địa Đạo diễn ca Tả Ao này, chắc chắn trước tiên thỏa tính tò mò của người muốn tìm hiểu khoa học bí truyền khó hiểu xưa nay, sau nữa, số vốn sơ đẳng này dù ít ỏi đi nữa, cũng là cái kim chỉ nam chắc chắn cho những vị nào muốn khảo cứu sâu rộng hơn.

Riêng về hình vẽ chúng tôi, cũng trình bày một đường lối như phần diễn tải, là trong chân đích, dù thô sơ, hơn là chi tiết khó hiểu.

Với mới kiến thức địa lý cỏn con nhưng đích thực này, những vị tin tưởng khoa Địa lý cũng có một số vốn hiểu biết đủ để phân biệt thầy hay thầy dở. Nói đến thầy Đia lý chúng tôi cũng nêu lên đây mối tương quan giữa thầy Địa lý và người xin để đất, lấy một mẫu mực xưa kia, để  các  bạn có một căn bản mà linh động cho sự việc ngày nay.

Thật ra, xưa nay, khoa Địa lý vẫn thuộc loại bí truyền. Nó có một ảnh hưởng lớn lao đến sự thịnh suy của cả một dòng họ nên các thầy địa lý chân chính, có đạo tâm, rất thận trọng khong dám ai xin cũng để cho đất lớn, một là sợ tổn âm đức của mình, hai là sợ chính kẻ thiếu đức đó bị hại vì công danh tài lộc cao mà đức mỏng.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ do Ân Tình Nghĩa Lụy tạo nên:

  1. Ân: Thầy địa lý được họ cứu trong lúc hoạn nạn
  2. Tình: Thầy đã sống chung với họ trong lúc hoạn nạn.
  3. Nghĩa: Họ có đại nghĩa với xã hội hay với thầy.
  4. Lụy: Thầy có nhờ vả họ nhiều lần về vật chất để làm ăn sinh sống.

Ân và nghĩa là nặng được thầy lưu tâm kiếm cho đất lớn. Có thể cho cả hai họ nội ngoại, cho dòng giỏi sau này được đồng thịnh vượng.

Tình và lụy thì nhẹ hơn. Được thầy tùy duyên tùy phúc, có đất lớn   cho lớn, có đất nhỏ cho nhỏ. Người phúc vừa phải, nếu kính trọng thầy cũng có thể được đất lớn, xong thầy luôn luôn ở bên cạnh khuyên nhủ chỉ bảo, cho họ tạo thêm đức, để được hưởng đất đó. Vì vậy các cụ xưa lo  tạo phúc trước khi kiếm đất kết. Câu: Tiên tích Đức, hậu tầm Long là thế.

Kiếm báu mong đến tay kẻ chí sĩ anh hùng hào kiệt thì xưa nay  những sách có tầm quan trọng cũng mong đến tay người tài đức.

Chúng tôi phá bỏ đường lối giữ bí truyền sách quý thì chúng tôi cũng cầu mong những vị nào đạt được chân lý của Địa lý, vì sách này cũng dè dặt cân nhắc trước khi để đất. Nó như con dao sắc hai lưỡi, đúng thì hay vô cùng, xong nhầm thì hại cũng không phải nhỏ.

Theo sự kinh nghiệm của các vị nghiên cứu loại sách có liên quan  đến thiên cơ, đến sự huyền vi của vũ trụ như sách này thì người càng có đạo, càng có tâm, càng vô tư, vô vị lợi, học nó càng mau đạt được chân  lý.

CAO TRUNG

Địa Lý Tả Ao Địa Đạo Diễn Ca
Địa Lý Tả Ao Địa Đạo Diễn Ca

Đánh giá

There are no reviews yet

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.